Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở TPHCM

Đánh giá bài viết
  1. Tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh :

-Tính đến hết năm 2004, có 70 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón có hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa tại Sở Nông nghiệp và PTNT. Trong đó: 10 doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK, 15 doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học, số còn lại là các doanh nghiệp sản xuất gia công, kinh doanh phân bón lá và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp.

-Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí là đầu mối giao thông, thương mại trong khu vực, nên lượng phân bón nhập khẩu, sản xuất và phân phối đi các nơi là khá lớn. Tổng lượng phân bón trên địa bàn TP chiếm 2/3  lượng phân bón các tỉnh phía Nam. Trong đó lượng phân bón sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 38,86% và lượng phân hữu cơ các loại chiếm khoảng 11,4% lượng phân bón sản xuất tại TP. HCM.

  1. Tình hình biến động giá cả phân bón :

-Từ cuối năm 2003, đầu năm 2004, tình hình chính trị bất ổn ở khu vực Trung Đông khiến giá dầu tăng đột biến, kéo theo giá phân bón thế giới tăng đến mức kỷ lục, thị trường phân bón Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này, giá phân bón nhập khẩu tăng theo mà đặc biệt là giá phân urê. Điển hình là :

+Năm 2003 : giá phân urê là 2.300 – 2.400đồng/kg, DAP :  3.500 đồng/kg ;

+Năm 2004 : Urê : 4.000 – 4.200 đồng/kg (tăng bình quân 50 – 80% so với năm 2000), DAP : 4.500 đồng /kg (tăng 40 – 50%). Giá phân NPK các loại tăng bình quân 10 – 20%.

+Năm 2005 : Giá phân bón liên tục tăng

  1. Tình hình tiêu thụ phân bón và tập quán canh tác của nông dân :

-Theo điều tra của Chi cục BVTV về tình hình sử dụng phân bón ở các vùng ngoại thành như sau :

+Lúa :

Vụ Hè Thu 2004

·  94,3% nông dân chưa sử dụng phân hữu cơ.

·   87,4% nông dân đã sử dụng NPK để bón cho lúa.

·   12.6% nông dân chưa sử dụng phân kali.

Lượng phân vô cơ sử dụng bình quân cho 1 ha lúa là :

* Phân đạm : 75,5 kg N ( tương đương 164kg urê).

* Phân lân  : 42,1 kg P2O5.

* Phân kali : 32,5 kg K2O.

Năng suất bình quân là : 3,6 tấn/ha

Vụ Mùa 2004

·   Nông dân vẫn sử dụng phân vô cơ là chủ yếu.

·   74,2 % nông dân đã sử dụng NPK để bón cho lúa.

·   23,8% nông dân chưa sử dụng phân kali.

Lượng phân vô cơ sử dụng bình quân cho 1 ha lúa là :

* Phân đạm : 68,3 kg N

* Phân lân  : 36,2 kg P2O5.

* Phân kali : 29,3 kg K2O

Năng suất bình quân là : 3,3 tấn/ha.

Chi phí đầu tư phân bón trong canh tác lúa là > 30%

+Rau :

Vụ Hè Thu 2004

·   35,6 % nông dân chỉ sử dụng phân vô cơ, chủ yếu bón cho rau ăn lá.

·   64,4 % nông dân sử dụng phân hữu cơ chủ yếu là bón cho rau củ quả.

Lượng phân vô cơ sử dụng bình quân cho 1 ha rau là : 93,6 kg N

Năng suất bình quân là : 21,7 tấn/ha

Vụ Mùa 2004

·   77,7 % nông dân đã sử dụng kết hợp phân hữu cơ và vô cơ.

·   22,3% nông dân chỉ sử dụng phân vô cơ, chủ yếu trên rau ăn lá và rau muống nước (tập trung ở huyện Bình Chánh và Thủ Đức).

Lượng phân đạm sử dụng bình quân cho 1 ha rau là :

* Rau ăn lá ngắn ngày : 132kg N.

* Rau ăn củ quả ngắn ngày : 89kg N.

* Rau ăn củ quả dài ngày : 101kg N.

* Rau muống nước : 125,6 kgN

Năng suất bình quân là : 20,4 tấn/ha.

Từ thực tế trên cho thấy tỉ lệ nông dân ngoại thành thành phố sử dụng phân vô cơ mà đặc biệt là phân đạm còn rất cao. Việc sử dụng phân bón không hợp lý và cân đối không chỉ có tác động trước mắt mà còn cả lâu dài. Trong tình hình giá phân bón nhập khẩu tăng cao sẽ gây khó khăn không nhỏ vào sản xuất nông nghiệp, nếu như bà con nông dân không kịp thời chuyển đổi tập quán canh tác.

  1. Tác hại của việc bón phân không hôïp lyù

Trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay, do đầu tư thâm canh khai thác triệt để đất nên nông dân không ngần ngại đầu tư một lượng lớn phân vô cơ, đôi khi quá lạm dụng phân bón gây hậu quả nghiêm trọng: làm ô nhiêm môi trường nhu ô nhi?m ngu?n nu?c ng?m, gây ra mua a – xít, gĩp ph?n làm tang hi?u ?ng nhà kính, làm giảm độ phì nhiêu đất đai, làm tích lũy dư lượng trong nông sản, đặc biệt là nitrat trong rau.

Do mức độ đầu tư thâm canh cao như hiện nay và vấn đề khai thác đất cạn kiệt do sử dụng phân bón không hợp lý (mất cân đối về số lượng và chủng loại) đã làm cho độ phì đất ngày càng giảm trầm trọng. Hầu hết các loại đất Việt Nam hiện nay thiếu N, đất phèn, đất phù sa nghèo lân, đất cát biển, đất xám bạc màu ngoài nghèo N,P còn nghèo K trầm trọng, đất đỏ basalt là một trong những đất tốt nhưng vẫn thiếu S.

Độ phì của đất có thể phục hồi một cách hữu hiệu nếu bón phân cân đối, đúng liều lượng, chủng loại kết hợp phân hữu cơ với phân đa dinh dưỡng.

      5 . Nhu cầu phân bón      

Theo dự báo, giá phân bón thế giới sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới và như thế lượng phân nhập khẩu vào Việt Nam sẽ rất hạn chế. Trong khi theo ước tính của các chuyên gia, tổng cầu urê tại Việt Nam luôn ổn định ở mức 2,2 triệu tấn/ năm, trong khi trong nước chỉ sản xuất được khoảng 1 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 48%) còn 52% phải nhập khẩu. Như thế khả năng thiếu hụt phân bón trong nước là có thể xảy ra.

Vì thế, trong thời gian tới chúng ta cần nhanh chóng thay đổi tập quán bón phân, thay thế dần việc bón đạm đơn thuần bằng việc bón phân hỗn hợp NPK, sử dụng các loại phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, các loại phân hữu cơ tận dụng từ nguồn phân xanh, phế phẩm nông nghiệp trong gia đình.

Thực tế, hiện nay lượng phân hữu cơ trong nước sản xuất chưa cao, lượng phân hữu cơ còn  thieáu, sử dụng phân hữu cơ chưa được tiện dụng bằng các loại phân vô cơ nên việc bón phân hữu cơ cho cây trồng còn chưa đủ, ngoại trừ rau và một số loại cây trồng có  giá trị cao mới được nông dân đầu tư phân hữu cơ. Do vậy, trong thời gian tới việc sản xuất phaân hữu cơ các loại có hàm lượng dinh dưỡng cao, tiện dụng là rất cần thiết vừa hướng nông dân quen dần với việc sử dụng phân hữu cơ đồng thời làm giảm áp lực nhập khẩu phân bón.

Lợi ích của việc sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đã được thực tế và nhiều công trình khoa học chứng minh trong việc duy trì độ phì nhiêu đất đai và chất lượng nông sản

Bảng 1: Khuyến cáo lượng phân hữu cơ dùng cho một số loại cây trồng

Cây trồng Lượng phân (tấn/ha) Ghi chú
Lúa nước 5 – 10 Lượng dùng trong 1 vụ
Khoai mì 5 – 7 Lượng dùng trong 1 vụ
Khoai lang 5 10 Lượng dùng trong 1 vụ
Mía 10 – 20 Lượng dùng trong 1 vụ
Đậu nành 10 Lượng dùng trong 1 vụ
Đậu phụng 10 Lượng dùng trong 1 vụ
Thuốc lá 10 – 15 Lượng dùng trong 1 vụ
Trà 20 – 30 Bón lót khi trồng mới và hàng năm
Cao su 10 – 24 Bón lót và hàng năm. Lượng dùng tùy mật độ và tuổi cây
Cà phê 12 – 15 Bón lót khi trồng mới và hàng năm
Cây ăn quả 2 – 30 Tùy loại cây
Rau các loại 20 – 40 Tuỳ loại rau

(Nguồn: tổng hợp từ các tài liệu)

Ước lượng nhu cầu phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam (theo số liệu thống kê năm 1999 (nguồn PGS TS Huỳnh Thanh Hùng – Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM) :

Bảng 2: Ước lượng nhu cầu phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp (theo số liệu thống kê năm 1999)

Loại cây Diện tích canh tác (nghìn ha) Ước lượng nhu cầu phân hữu cơ (tấn)
Tổng diện tích, trong đó 12285,1 49.102.000 – 193.505.600
Cây hàng năm

Lúa

Màu

Bắp

Khoai lang

Khoai mỳ

Rau

Cây CN hàng năm

Bông vải

Mía

Đậu phụng

Đậu nành

Thuốc lá

10463,0

7648,1

  1220,3

686,9

269,0

226,8

    662,2

    892,9

22,4

350,8

248,2

129,2

32,5

30.881.000 – 138.842.600

38.240.500 – 76.481.000

9.348.000 – 18.015.600

6.869.000 – 13.738.000

1.345.000 – 2.690.000

1.134.000 – 1.587.600

13.244.000 – 26.488.000

4.464.500 – 17.858.000

134.400 – 179.200

3.508.000 – 7.016.000

2.482.000

1.292.000

325.000 – 487.500

Cây lâu năm

     Cây ăn quả

Cây công nghiệp

Trà

Cà phê

Cao su

1822,1

  496,0

1247,7

84,6

397,4

394,3

18.221.000 – 54.663.000

99200 – 1.488.000

12.477.000 – 37.431.000

1.696.000 – 2.538.000

4.768.800 – 5.961.000

3.943.000 – 9.463.200

6. Giải pháp

-Tăng cường quản lý liên ngành trong quản lý, kiểm tra chất lượng và ổn định giá cả, ngăn ngừa tình trạng phân giả, phân kém chất lượng trên địa bàn thành phố, ngăn chặn tình trạng đầu cơ tích trữ phân bón.

-Hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng hợp lý và cân đối phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân vô cơ thông qua các hoạt động khuyến nông.

-Tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất phân bón hữu cơ gia tăng sản lượng để cung ứng cho sản xuất.